Vì Việt Nam có khả năng bị nhận thẻ vàng EU về IUU, nên các nhà xuất khẩu nước này đang lo ngại về vấn đề có thể phải chịu chi phí cao khi kiểm container hàng thủy sản khi vào thị trường này.
Một doanh nghiệp chế biến Việt Nam cho rằng nếu bị áp đặt thẻ vàng, việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, EC khẳng định các quy tắc kiểm hàng vẫn như trước.
Phó tổng giám đốc của công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Vũng Tầu, Ngô Việt Hoài, cho rằng 100% container thủy sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm tra để xác nhận nguồn đánh bắt, nếu Việt Nam bị thẻ vàng. Sau khi qua hải quan, hàng sẽ bị giữ lại 3 hay 4 tuần để kiểm tra – doanh nghiệp sẽ phải trả 700 EUR cho mỗi container. Điều này làm tăng thêm chi phí, và nếu bị từ chối và trả về Việt Nam, sẽ phải trả từ 4.000 - 5.000 EUR cho mỗi container. Các khoản chi này sẽ làm tăng chi phí sản xuất, khiến hàng Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường EU.
Tuy nhiên DG Mare giải thích với Atuna rằng họ chưa có quyết định cho Việt Nam. Còn thẻ vàng thì chỉ đơn giản là một lời cảnh báo và không làm thay đổi các quy định kiểm tra hàng hóa hoặc không ảnh hưởng tới các biện pháp thương mại vì các lô hàng thủy sản “đã được kiểm tra khi vào EU, để xác minh, ví dụ như có tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm – Điều này phần lớn được thực hiện qua việc lấy mẫu”.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tới một số nước trong EU: Tới Đức tăng 36%. Hiện tại Việt Nam và EU đang tiến hành đàm phám FTA, dự kiến sẽ kết thúc vào giữa năm 2018.
Thẻ vàng có thể khiến một số nhà thu mua EU thận trọng khi nhập hàng từ Việt Nam, bởi vì sau thẻ vàng có thể Việt Nam phải nhận thẻ đỏ và bị cấm xuất hàng sang EU. VASEP đang đóng một vai trò tích cực trong nỗ lực ngăn chặn nước này nhận thẻ vàng. Họ đã thúc giục các thành viên thực hiện các hành động cần thiết theo yêu cầu EU vì lo sợ đánh mất thị trường này.
Trong khi chưa rõ quyết định chính thức của EU, VASEP tin rằng tránh được thẻ vàng là một “nhiệm vụ khó khăn” bởi vì Việt Nam có số lượng lớn các tàu công suất nhỏ và chủ tàu không được đào tạo. Phải mất một thời gian để cải thiện được tình hình.
(Theo Atuna)